Trí tuệ Cảm Xúc Sanford Harmony cùng GCA

Hoạt động Trí tuệ Cảm xúc tại GCA
Hoạt động Trí tuệ Cảm xúc tại GCA

Trí tuệ Cảm Xúc Sanford Harmony cùng GCA

Đây là chương trình nhằm thúc đẩy sự tương tác và giao tiếp tích cực giữa các trẻ mầm non. Chương trình giúp trẻ xây dựng mối quan hệ lành mạnh thông qua các hoạt động tăng cường sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. Chương trình đã được áp dụng cho hơn 6 triệu trẻ em mầm non và tiểu học trên toàn nước Mỹ và trên thế giới. Trí tuệ Cảm Xúc Sanford Harmony cùng GCA đã được triển khai nhiều năm qua. Các nhà nghiên cứu đã xác định được những phương thức hành động, những câu chuyện, hoạt động và bài học thực tế giúp trẻ cải thiện các mối quan hệ, tăng cường sự thấu cảm, tự tin và giảm tình trạng bắt nạt học đường.

Vai trò của giáo dục cảm xúc đối với trẻ mầm non

Cảm xúc là tập hợp những phản ứng tự nhiên được bộ não phát ra ví dụ như vui, buồn, tức giận… một cách tự động – để giúp cơ thể và tâm trí chuẩn bị hành động thích hợp – khi cảm giác phát hiện ra điều gì đó đang xảy ra liên quan đến bản thân. 

Cảm xúc đóng vai trò quan trọng đến cách trẻ tư duy và hành động. Cảm xúc kích thích não bộ để đưa quyết định tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non giúp trẻ có được các kỹ năng cần thiết trong việc điều khiển cảm xúc, như trẻ có thể kiểm soát được tâm trạng buồn, vui của bản thân, tự đưa ra quyết định, mục tiêu, hoặc học cách giao tiếp, hòa thuận với mọi người xung quanh.   

Trẻ được trang bị các kỹ năng cảm xúc cần thiết sẽ có khả năng đương đầu với những thách thức, khó khăn trong cuộc sống. Với những trẻ được giáo dục cảm xúc tốt từ bé, các em sẽ phân biệt được tốt – xấu và hình thành được lối sống lành mạnh, duy trì được tâm trạng vui vẻ, năng lượng tích cực, xây dựng được nhiều mối quan hệ tốt và biết cách đưa ra các quyết định sáng suốt. Nhờ vậy, trẻ sẽ học được các thích nghi với mọi hoàn cảnh

Những kỹ năng này hoàn toàn có thể được dạy ngay từ khi trẻ học mầm non và theo suốt khi trẻ lớn lên. 

Nguyên tắc giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non

Để giáo dục cảm xúc cho trẻ đạt hiệu quả, nguyên tắc đầu tiên là chương trình giáo dục phải hướng đến trẻ, lấy trẻ làm trung tâm. Tùy theo tính cách của từng trẻ để có những phương pháp giáo dục riêng, nếu giáo dục tất cả trẻ như nhau thì sẽ không thể giúp trẻ phát triển những điểm mạnh riêng của bản thân được. Ví dụ với bé hay nóng tính, có thể hướng dẫn bé cách kiểm soát tâm trạng, từ từ rèn luyện sự kiên nhẫn; với bé nhút nhát ít nói, giáo viên nên quan tâm, hỏi han bé để bé có thể lên tiếng thể hiện quan điểm nhiều hơn.

Nguyên tắc thứ 2, giáo dục cảm xúc cần được thực hiện thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi, ở tất cả các thời điểm trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường mầm non. Ở độ tuổi mầm non, khi nhận thức còn chưa được hình thành sắc nét, trẻ rất dễ bị ảnh hưởng và tiếp thu những thói xấu và tốt của mọi người xung quanh. Duy trì giáo dục cảm xúc liên tục bằng cách tăng cường cho trẻ tham gia các trải nghiệm, thực hành gắn với cuộc sống thực tế là một cách để giúp trẻ nâng cao nhận thức và kỹ năng ứng xử với những tình huống trong đời sống hàng ngày.  Nguyên tắc quan trọng nhất khi giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non là người lớn phải luôn làm gương và là hình mẫu trong cách thể hiện tình cảm, biểu lộ cảm xúc, các hành vi giao tiếp và ứng xử trong cuộc sống. Lúc ở nhà, trẻ sẽ học theo bố mẹ, đến trường sẽ học theo thầy cô. Chính vì vậy, cả gia đình và nhà trường cần có sự phối hợp để mỗi đứa trẻ đều được sống và giáo dục trong môi trường tích cực, thân thiện và đều được yêu thương, chăm sóc, an toàn, tôn trọng, đối xử công bằng và phát huy mọi tiềm năng sẵn có.

Nội dung chính của Trí tuệ Cảm xúc tại GCA

Nhận biết cảm xúc: Các em học cách nhận diện và thể hiện các dấu hiệu của những cảm xúc khác nhau. Sau đó thực hành thể hiện và nhận diện các cảm xúc khác nhau.

Đoán cảm xúc: Các em thảo luận về cách suy nghĩ trước và dự đoán cảm xúc có thể xảy ra từ một tình huống nhất định và sau đó thực hành dự đoán cảm giác của các bạn trong các tình huống khác nhau.

Giải thích cảm xúc: Các em thảo luận về cách nghĩ lại những gì đã xảy ra trước đó hoặc tìm kiếm tín hiệu tình huống để hiểu lý do cho cảm xúc của ai đó. Các em suy nghĩ những lý do mà mọi người có thể có cảm xúc khác nhau.

Sự đồng cảm: Các em thảo luận về ý nghĩa của việc có sự đồng cảm với ai đó và suy nghĩ về cách thể hiện sự đồng cảm và quan tâm đến ai đó trong các tình huống khác nhau.

Lắng nghe người khácCác em thảo luận về tầm quan trọng của việc lắng nghe cẩn thận và thực hành cách sử dụng các kỹ năng lắng  nghe (mắt nhìn, tai lắng nghe, miệng im lặng, cơ thể tĩnh lặng) trong một trò chơi.

Đáp lại người khác: Các em thảo luận về tầm quan trọng của việc giao tiếp 2 chiều và thực hành về cách giao tiếp qua lại với nhau

Là người quyết đoán: Các em thảo luận về tầm quan trọng của việc nêu lên ý kiến và thực hành đưa ra những ý kiến đó với thái độ tôn trọng với người khác.

Quan tâm đến người khác: Các em thảo luận về tầm quan trọng của việc quan tâm đến người khác, sau đó thực hành khen ngợi và làm điều gì đó tử tế cho bạn bè

Hòa nhập: Các em thảo luận về tầm quan trọng của việc đảm bảo rằng mọi người đều cảm thấy được chào đón và được kết nối, và thực hành thông qua một trò chơi âm nhạc

Cải thiện và sự tha thứ: Các em thảo luận làm cách nào để cải thiện tốt hơn và tìm ra cách giải quyết những xung đột.

Hồi tưởng và kết nối: Các em thảo luận những cảm xúc và những ký ức vào cuối năm học.Sau đó tạo ra những bức tranh về những kỷ niệm yêu thích của các em.

Xem thêm: